Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều..cha mẹ cần lưu tâm !

Khóc đêm ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề nan giải của các bậc phụ huynh. Khóc đêm ở trẻ có nhiều nguyên nhân và nhiều trường hợp khác nhau ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và sức khỏe không những của trẻ em mà cùng với bố mẹ luôn. Việc chứng kiến cảnh con yêu, trẻ sơ sinh khóc đêm khiến không ít các ông bố bà mẹ sót xa và gầy ốm vì con mình, Hãy cùng kinh nghiệm nuôi con chia sẽ cho mọi người kinh nghiệm xử lý vấn đề khóc đêm ở trẻ sơ sinh nhá.

trẻ khóc đêm
trẻ khóc đêm
Quấy khóc đêm là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu để tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến cho các bậc cha mẹ rất vất vả, phiền lòng.

Nguyên nhân chứng khóc đêm ở trẻ

Chị Lan Trinh (Q.Bình Thạnh - TP.HCM) cho biết: “Con gái tôi hơn 3 tháng tuổi, hay quấy khóc đêm, hay giật mình dù là tiếng động rất nhỏ. Thấy tôi quá khổ cực, một số người thân khuyên tôi nên cho cháu uống thuốc an thần nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này nên không dám”.Còn chị Hoàng Yến (Q.3 - TP.HCM) thì than: “Bé Bin nhà tôi được 2 tháng 20 ngày rồi. Mấy ngày nay bé quấy khóc nhiều quá, khóc trước khi đi ngủ khoảng gần 2 tiếng, và lúc gần sáng cũng khóc mà tôi không tài nào dỗ được. Mỗi lần khóc là cu cậu mặt đỏ tía tai, tôi sốt ruột quá”.Khi trẻ quấy khóc đêm các bậc cha mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của BS để biết rõ nguyên nhân nhằm có cách điều trị cho thật tốt.Trẻ sẽ bị giật mình khi có âm thanh lớn, chói mắt khi cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quấy khóc, tỉnh giấc nhiều về đêm nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Ngoài ra, có một vài các yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ như nhiệt độ môi trường quá ấm hoặc quá lạnh. Trẻ có thể khóc khi bị đói, bởi vậy, các bà mẹ nên chú ý để con không bị đói và tỉnh giấc lúc nửa đêm. Trẻ đang độ bú mẹ, ngủ hay bứt rứt và quấy khóc về đêm thường là do trẻ đã bú quá nhiều, no quá thì khó chịu, nhất là khi trẻ chưa kịp “tè”. Cố gắng cho trẻ bú lượng sữa vừa phải trước khi ngủ.Tã của trẻ ướt, không được thay cũng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Bên cạnh đó, mắc bệnh còi xương hay viêm da dị ứng với tã quấn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc về đêm…

Trẻ mắc chứng khóc đêm: Cần kiên trì điều trị

Nếu trong một đêm, trẻ thức dậy nhiều lần và quấy khóc sẽ khiến cơ thể giảm tiết hormone tăng trưởng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cũng như trí tuệ của trẻ sau này. Để tạo cho bé một giấc ngủ trọn vẹn, các bà mẹ nên bắt đầu tập cho bé cách vỗ về thông thường khi bé được vài tuần tuổi như cho bú, ngậm núm vú cao su, bồng bế đi tới đi lui, lúc lắc đồ chơi, ru hát... trước khi ngủ.

Tuy nhiên, khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi thì chỉ nên chọn một trong những cách vỗ về trên. Cha mẹ không nên la hét nếu trẻ quấy khóc dai hoặc bỏ trẻ vào nôi như là biện pháp để trừng phạt. Nếu nhà gần đường có lưu lượng xe qua lại lớn vào đêm, thì tiếng ồn của động cơ xe, đặc biệt là tiếng còi xe cũng có thể làm trẻ giật mình và khóc. Vì vậy, nên bố trí cách âm thật tốt cho phòng của trẻ. Ngoài ra, phòng ngủ của trẻ cũng phải thoáng để việc trao đổi không khí dễ dàng, tạo cho trẻ điều kiện tiếp nhận lượng ôxy tốt nhất khi ngủ. Không nên dùng các loại nước hoa, các chất khử mùi trong phòng ngủ của trẻ, bởi chúng được tổng hợp từ các thành phần hóa học gốc hữu cơ, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh khứu giác, làm cho giấc ngủ của trẻ chập chờn, không sâu. Giường ngủ của trẻ cũng cần thoáng mát nhưng không để gió lùa, mùa nóng tuyệt đối không được để quạt trực tiếp vào trẻ, áp lực gió sẽ tác động vào giác quan làm trẻ ngủ không ngon rồi sinh ra quấy khóc. Nếu có sự bất thường trong khi khóc đêm thì phải chú ý đến trạng thái khóc như: Trẻ vừa khóc vừa ưỡn bụng, vừa khóc vừa co người lại như “con tôm”, khóc nhưng khò khè trong thời gian dài trên 30 phút thì nên đưa đến BS chuyên khoa khám ngay. Dỗ và chữa chứng trẻ quấy khóc đêm đòi hỏi các bậc phụ huynh phải kiên trì thì mới thành công.
Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét