Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai. Một số thai phụ cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu có liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tỗ dễ dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.
2. Nhân sâm
Một số nghiên cứu trên loài chuột chứng minh, nhân sâm có thể gây dị tật cho bào thai chuột. Nguyên nhân là vì một trong những hợp chất của nhân sâm là Rb1 - có liên quan đến những biến đổi bất thường trong bào thai của chuột. Chỉ sau 9 ngày, các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân, tay đều phát triển bất thường.
Thông tin này vẫn chưa được kiểm định trên cơ thể con người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng nhân sâm (hoặc các loại thảo mộc khác) trong thời gian mang thai.
3. Cam thảo
Ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé khi bé lớn lên - đây là nghiên cứu từ các nhà khoa học Anh và Phần Lan.
Nghiên cứu xem xét một nhóm bé 8 tuổi (mẹ ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai) có hàm lượng hormone cortisol cao gấp 3 lần những bé có mẹ không ăn cam thảo khi mang thai.
Nghiên cứu giải thích, cortisol giúp cơ thể đối phó với căng thẳng, nhưng quá nhiều hormone này trong cơ thể có liên quan đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì ở tuổi trưởng thành. Edit
DÀNH RIÊNG CHO BẠN:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét