Lưu ý cách chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, nên chọn cho trẻ những loại đồ chơi phù hợp cho trẻ. Cụ thể, khi trẻ ở độ tuổi phát triển thị giác, thính giác và các cơ bàn tay, những loại đồ chơi dành cho trẻ phải dễ quan sát, màu sắc bắt mắt, có âm thanh phát ra. Lựa chọn đồ chơi hợp lý tăng sức khỏe cho trẻ


Ở độ tuổi khi trẻ bắt đầu biết nhận thấy những đồ vật xung quanh, cầm nắm được, những loại đồ chơi phát ra ánh sáng, âm thanh, cử động được sẽ kích thích tính tò mò, phát triển khả năng cảm nhận của trẻ.

Khi trẻ đã ở độ tuổi phát triển bình thường, tập đi, khả năng nói phát triển từng ngày, những đồ chơi phù hợp cho trẻ như: hỗ trợ cho trẻ đi, chạy, nhảy, leo trèo là phù hợp nhất.

Từ khoảng tháng thứ 18 đến dưới 3 tuổi, bé đã biết "học đòi", làm theo trẻ lớn hơn và người lớn, lúc này khả năng nói và đi lại của trẻ đã "nhuần nhuyễn", những loại đồ chơi mô hình, chơi trò bác sỹ, chơi nấu ăn, chơi xếp hình... là phù hợp với trẻ.

Lúc bé lớn hơn, khoảng từ 4 tuổi trở lên, lúc này đồ chơi với bé theo xu hướng và theo ý thích của trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần định hướng cho con trẻ những loại đồ chơi an toàn, lành mạnh, có tính giáo dục, phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Không nên chọn đồ chơi nhập lậu, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, không an toàn. bên cạnh đó cần phải theo dõi tôc độ tăng trưởng của trẻ đế quản lý đồ chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi đồ chơi an toàn

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại đồ chơi khác nhau do cả doanh nghiệp trong nước sản xuất và hàng nhập khẩu. Những đồ chơi có thương hiệu, tên tuổi lớn gần như được ít người tiêu dùng lựa chọn bởi giá đắt và khó kiếm. Những loại đồ chơi rẻ tiền, nguy hại tới sức khỏe lại bán tràn lan, dễ mua... được lựa chọn nhiều hơn.

Hạn chế đồ chơi bạo lực cho trẻ.
Nếu lựa chọn, tặng quà là đồ chơi cho trẻ nhân dịp sinh nhật, ngày tết thiếu nhi 1/6, nhân dịp bé được thành tích cao trong học tập... các bậc cha mẹ hãy chọn cho con mình những đồ chơi có nhãn mác đầy đủ, ở những cửa hàng, siêu thị uy tín. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, internet không còn là xa lạ với người tiêu dùng, chỉ cần vào internet bằng máy tính, ipad hoặc điện thoại tìm kiếm đồ chơi phù hợp với trẻ, lứa tuổi của trẻ là có thể tìm được rất nhiều sản phẩm khác nhau.

Một số loại đồ chơi bằng gỗ, chất liệu an toàn, thiết kế sáng tạo, hỗ trợ phát triển trí tuệ của trẻ em đã được các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước coi trọng sản xuất. Những loại đồ chơi bằng đồ gỗ có phiếu bảo hành, tem nhãn đầy đủ giá có cao hơn những đồ chơi bằng nhựa nhưng các ông bố, bà mẹ sẽ yên tâm hơn khi con trẻ chơi những đồ chơi đó.

Đồ chơi nào không nên cho con trẻ chơi ?

Đồ chơi sắc nhọn, nhiều góc cạnh là những đồ chơi không nên chọn cho con trẻ. Dù trẻ thích chơi hay không thích chơi nhưng khi mua những đồ chơi sắc nhọn, nhiều góc cạnh về nhà, vô tình có thể ngồi phải hoặc đạp lên chúng, chắc chắn bé sẽ bị đau, thậm chí có thể thủng chân tay vì những đồ chơi đó.

Đồ chơi dạng vũ khí như súng, dao, kiếm... cũng không nên cho trẻ chơi. Những loại đồ chơi đó khi trẻ chơi lâu dân sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của trẻ.
Cầm một chiếc súng nước bằng nhựa hoặc một chiếc súng nhựa đơn thuần mô phỏng những khẩu súng thật, trẻ chĩa thẳng vào mặt ông bà, cha mẹ mà bắn, chắc chắn bạn sẽ thấy mình đã sai khi chọn những đồ chơi đó.
Cùng với hai nhóm đồ chơi nói trên, những loại đồ chơi có sử dụng đến những hóa chất, những dung dịch hóa học dù là dạng lỏng hoặcn cô đặc cũng không nên cho trẻ chơi. Cụ thể như những loại đồ chơi có dung dịch để thổi ra những quả bong bóng nước hay đồ chơi có thể nở khi ngâm nước... các gia đình nên tránh bởi rất nguy hiểm cho trẻ em.

Hiện cũng có một thực tế, bên cạnh những đồ chơi của trẻ, không ít doanh nghiệp, nhà phân phối muốn bán được hàng đã gắn kèm những sản phẩm khác như miếng dính tạo hình, kẹo gắn kèm không có đầy đủ thông tin về sản phẩm, nhãn mác không rõ ràng cũng là những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, các gia đình không nên chọn mua cho trẻ.

Bên cạnh đó, những đồ chơi có chất liệu không rõ ràng, không nhãn mác thành phần cấu tạo, không dấu hợp chuẩn hợp quy, không có nơi sản xuất, nhập khẩu, phân phối... các gia đình nên loại trừ.
Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

3 nhận xét: