Lưu ý phòng bệnh mùa nắng cho trẻ em |
Các bệnh thường gặp mùa nắng ở trẻ em
Mùa nắng nóng trẻ em thường mắc các loại bệnh sau:Bệnh tiêu chảy: Phổ biến là tiêu chảy cấp. Do nắng nóng, thức ăn dễ bị thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.
Ngộ độc thức ăn: Với thời tiết nắng nóng, nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường.
Nhiễm siêu vi: Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập. Tuy nhiên, hầu hết đều là siêu vi thông thường, ít có hại cho trẻ. Bệnh có thể tự khỏi trong 5-7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Với một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần phải chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vaccine sẵn có như siêu vi cúm, siêu vi sởi, siêu vi gây bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban rubella…
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị ho và những điều bố mẹ cần lưu ý- Kinh nghiệm phòng bệnh cho bé lúc giao mùa
Viêm não Nhật Bản B: Trong mùa nắng nóng, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỉ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản B ở trẻ em thường cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay đã có vaccine phòng ngừa hiệu quả góp phần làm giảm số lượng trẻ mắc bệnh tật.Bệnh tay-chân-miệng: Bệnh tay-chân-miệng thường gặp ở trẻ từ năm tuổi trở xuống, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới ba tuổi. Bệnh có khả năng lây lan rất cao, gây nhiều lo lắng cho các gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh rất nguy hiểm vì thường kèm các biến chứng nặng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ.
Viêm màng não ở trẻ em: Đây là bệnh hết sức nguy hiểm ở trẻ vì những biến chứng về thần kinh rất nặng. Bệnh khởi phát hết sức mơ hồ như sốt, sau đó trẻ chán ăn nên thường bị bỏ qua, chỉ phát hiện khi có biến chứng thần kinh mà điển hình là co giật.
Sốt xuất huyết: Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tăng cao vào mùa nắng nóng. Bệnh biểu hiện bằng triệu chứng chính là sốt. Đây là bệnh có liên quan đến môi trường và lây truyền qua muỗi vằn.
Các bệnh khác: Do thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường và độ ẩm trong không khí tăng cao làm cho trẻ em thường bị ngứa ngáy rất khó chịu hoặc có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, do cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.
Cách phòng ngừa bệnh mùa nắng ở trẻ
Để góp phần phòng ngừa các bệnh xảy ra vào mùa nắng nóng, các bậc cha mẹ cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để loại bỏ tác nhân gây bệnh từ chính đôi bàn tay.
Ăn uống hợp vệ sinh: Việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm loại trừ tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa.
Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng. Vì vậy, chúng ta cần giữ môi trường sống luôn thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm bằng cách phát quang các bụi rậm, loại bỏ những nơi nước đọng để ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn. Ngủ mùng, diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tăng cường bổ sung nước để bù đắp lượng nước đã mất do thoát mồ hôi cho cơ thể trẻ. Những loại nước rất tốt cho cơ thể là nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi… giúp cơ thể trẻ không bị mất nước và tăng cường sức khỏe để phòng ngừa bệnh tật.
Tiêm ngừa đầy đủ: Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng đã có tất cả các loại vaccine phòng ngừa những bệnh nguy hiểm ở trẻ, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng. Do đó các bậc cha mẹ cần thực hiện tốt công tác tiêm chủng theo quy định của chương trình.
DÀNH RIÊNG CHO BẠN:
:d
Trả lờiXóa