Thai nhi nhẹ cân, mẹ bầu nên ăn gì để bồi bổ ?

Thai nhi bị nhẹ cân, tình trạng thiếu cân ở thai nhi khi mang thai, cách bổ sung dinh dưỡng khi thai nhi bị nhẹ cân luôn là một vấn đề lớn của các mẹ khi mang thai con yêu của mình. Vậy để làm sao tránh được tình trạng đó, hay chẳng thai nhi bị nhẹ thì bà bầu chúng ta nên ăn như thế nào để bổ sung. Cùng kinh nghiệm mang thai chia sẽ cho mọi người thông tin cực kỳ hữu ích nhá.

Thai nhi nhẹ cân bà bầu nên ăn gì ?

Nhiều bà mẹ lo lắng khi đến kỳ siêu âm, bác sĩ cho biết thai nhi nhỏ hơn so với tuần tuổi, vậy mẹ phải làm sao?

Dinh dưỡng dành cho bà bầu
Đây cũng là tâm trạng của khá nhiều bà mẹ đang mang thai. Tình trạng thai nhi nhẹ cân có thể do chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong thai kỳ chưa thực sự phù hợp, hoặc không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé.

Một nguyên nhân nữa khiến thai nhi nhẹ cân bởi sự kém phát triển của nhau thai do người mẹ thiếu dinh dưỡng trường diễn, làm cho bánh nhau nhỏ hơn bình thường và lượng máu đi qua nhau thai giảm đi rõ rệt. Sự phát triển của nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của bào thai trong tử cung vì nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone và các chất cần thiết khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào bào thai và các sản phẩm chuyển hoá ở bào thai bị giảm, do đó ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng khác khiến thai nhi bị nhẹ cân đó là người mẹ mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi), khoảng cách sinh quá dày, người mẹ không được nghỉ ngơi, phải làm việc nặng nhọc hoặc người mẹ bị một số bệnh khi mang thai.

Dinh dưỡng dành cho thai nhi nhẹ cân ?

Khi mang thai, bạn cần tăng thêm 15g chất đạm một ngày. Trong đó, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm bột đường, béo, đạm, chất xơ – Vitamin.

Mang bầu trong 3 tháng đầu, nhiều bà bầu bị nghén, không ăn uống được gì vì thế không những không tăng cân mà một số bà bầu còn bị giảm trọng lượng, tuy nhiên qua giai đoạn này, bà bầu sẽ lại ăn uống được bình thường. Trong thời gian này, bà bầu nên chú ý ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng mỗi bữa ít, chọn những loại không gây khó chịu, không kích thích gây nôn, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Sau khi ăn bị nôn thì khoảng 5-10 phút lại ăn trả lại nhưng số lượng ít hơn lần trước. Chú ý uống bổ sung axít folic, vitamin và muối khoáng, bù đủ nước.

3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn rất quan trọng vì thai nhi phát triển cho đến khi chào đời. Nếu người mẹ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, bà bầu cần ăn nhiều để bù lại giai đoạn trên do nghén.

Một bữa ăn của phụ nữ mang thai cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30 g thịt hoặc 1 quả trứng và 3 bánh bích quy dinh dưỡng có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng hoặc một cốc sữa mỗi ngày.

Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng... Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi. Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.

Phụ nữ mang thai cũng cần uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%, đồng thời lượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày.

Cuối cùng, khi đã thực hiện đầy đủ các nguyên tắc dinh dưỡng và nghỉ ngơi trên, bà bầu hãy nhớ đi siêu âm theo định kỳ để nắm được trọng lượng và tình hình của thai nhi, để có những điều chỉnh phù hợp.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn! Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét