Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Người mắc bệnh chủ yếu là do bị nhiễm virut Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác gây ra
Do bị lây truyền từ người bệnh qua các đường như:
- Enzim (nước bọt).
- Dịch tiết mũi họng.
- Do tiếp xúc trẻ bị ho, hắt hơi.
- Dịch tiết ở mụn nước.
- Phân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Người mắc bệnh thường có các biểu hiện:
- Sốt, đau đầu, nhức đầu
- Mệt mỏi, khó chịu
- Buồn nôn, rát họng
- Răng, miệng bị tổn thương đau rát
- Toàn thân nổi phát ban nhưng không ngứa, bắt đầu nổi các nốt mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, khủy tay, đầu gối.
- Loét miệng
- Trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc
- Biếng ăn
- Tiêu chảy
Ngoài ra chu kì của bệnh thường ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày. Triệu chứng ban đầu của trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và chán ăn. Sau đó từ 1 đến 2 ngày sau bắt đầu có cảm giác sốt, rồi dần dần nổi phát ban, mụn nước khắp cơ thể và có thể nhìn rõ ở các lòng bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng tuy chỉ kéo dài có vài ngày, những tuy nhiên có một số trường hợp có thể có các biến chứng nguy hiểm cho thần kinh như: Viêm màng não, nghiêm trọng hơn thì có thể bị viêm não và dẫn đến tử vong. Chính vì thế khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như: hoạt động chậm chạp, co giật, hôn mê, sùi bọt hồng ở miệng…thì nên đưa trẻ đến các bệnh viện, nhờ sự can thiệp của bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trên đây là bài viết tìm hiểu chung về bệnh chân tay miệng bạn nên biết. Từ những kiến thức đó có thể giúp bạn có cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cũng như phát hiện được bệnh sớm hơn cho trẻ và có cách điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
DÀNH RIÊNG CHO BẠN:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét