6 điều cần làm và 5 điều cần tránh trước ngày sinh

Bạn hầu như không thể tập trung vào bất cứ việc gì vì lo lắng ngày bé chào đời, sao không cùng suckhoemecon.net thử một số điều cần làm trước ngày sinh để chuẩn bị chào đón bé yêu nào???
Những điều cần làm: 

1. Dành thời gian ý nghĩa bên người yêu thương

Bạn hãy tận hưởng khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại bên chồng, các con lớn, bạn bè và gia đình. Sau sinh bạn sẽ bận túi bụi hàng tuần, thậm chí hàng tháng trời để chăm sóc con nhỏ. Nào là cho con bú, thay tã, ru ngủ… nối tiếp ngày này qua ngày khác. Lúc bấy giờ bạn mới thấy những buổi ăn uống cùng bạn bè, hẹn hò với ông xã hay thảnh thơi âu yếm các con thật là quý giá.

2. Sẵn sàng để đến bệnh viện bất cứ lúc nào


Đừng chần chừ, chuẩn bị ngay túi đồ để sẵn cho trường hợp phải đến bệnh viện ngay lập tức là một trong những điều cần làm trước ngày sinh. Danh sách vật dụng cần thiết mang vào bệnh viện rất đa dạng, nhưng đơn giản nhất bạn nên đem hai bộ đồ ngủ thoải mái, áo ngực cho bé bú, miếng lót thấm sữa, đồ vệ sinh cá nhân, dép xỏ ngón,điện thoại , máy tính bảng , máy tính xách tay, cục sạc, thức ăn nhẹ và quần áo thay để về nhà cho cả mẹ và con. Bạn nhớ đăng ký bệnh viện trước nếu cần, cũng có thể gọi điện hoặc ghé thăm để kiểm tra qua và nắm đầy đủ thông tin về nơi mà bạn sẽ sinh bé.

3. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bé

Bạn không cần phải lên danh sách 100 đồ dùng cần phải có cho bé nhưng ít nhất bạn phải có tã lót, khăn giấy ướt, áo liền quần đã giặt sạch, chăn, nôi và ghế ngồi ô tô cho bé. Hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ bạn cần ở nhà, nhớ lắp thử ghế ngồi ô tô. Bạn nên nhờ bệnh viện hoặc nơi bán ghế kiểm tra xem bạn đã lắp đúng cách chưa.

4. Trữ sẵn đồ ăn trong tủ đá


Nếu chỗ bạn ở không có nhiều cửa hàng thực phẩm, nên trữ thức ăn chế biến sẵn như thịt hầm, súp và những món dễ làm nóng lại trong tủ đá. Kể cả khi bạn không thích nấu nướng cũng không sao, có thể nhờ gia đình chuẩn bị thức ăn giúp bạn hoặc mua đồ chế biến sẵn ở tiệm đều được cả!

5. Nhờ sự trợ giúp

Phải bảo đảm cho các con lớn của bạn và cả thú cưng cũng sẽ có người chăm sóc trong thời gian bạn ở bệnh viện. Bạn cần làm “công tác tư tưởng” trước với các con về việc này. Nên nhờ gia đình, bạn bè hoặc tìm người giúp việc lành nghề để hỗ trợ bạn trong vài tuần sau sinh. Thêm người phụ trách việc lau dọn, trông trẻ ban ngày hoặc cả ban đêm sẽ đỡ cho bạn rất nhiều. Nếu có điều kiện bạn nên xem xét khoản này thay vì luôn cho rằng như vậy là quá phô trương và phung phí.

6. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt

Thật khó nghỉ ngơi nếu con bạn đang trong tuổi đi chập chững, còn những đứa lớn hơn thì nghịch phá nhiều, hoặc cần bạn chăm lo cả việc học… Tuy nhiên bạn đừng ngại nhờ chồng và gia đình lớn của mình cùng tham gia hỗ trợ, đơn giản vì bạn cần nghỉ ngơi nhiều trong giai đoạn này. Những mẹ mới sinh lần đầu cũng hãy ngủ và thư giãn thoải mái càng nhiều càng tốt, bởi bạn có thể không được ngủ tròn đêm trong hàng tháng trời sau sinh đấy, vậy hãy tranh thủ đi nhé!

Những điều cần tránh:

1. Tránh lo lắng, căng thẳng:

Sắp tới ngày dự sinh mà các bà mẹ vẫn chưa thấy có dấu hiệu của việc em bé sắp ra đời, hoặc tới ngày rồi mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, điều này khiến các mẹ cảm thấy lo lắng bất an, không biết có chuyện gì xảy ra hay không? Chính tâm trạng này khiến các mẹ bị đau bụng và dễ bị nhầm tưởng việc em bé sắp ra đời. Các mẹ bầu nên biết rằng, ngày dự kiến sinh nở chỉ mang tính tương đối chứ không phải là tuyệt đối, việc chênh lệch ngày sinh với ngày dự kiến sinh có thể lên tới 10 ngày cũng là điều bình thường và hay gặp ở các bà bầu, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng căng thẳng làm gì bởi vì tâm trạng căng thẳng lo lắng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhưng nếu quá ngày dự kiến sinh quá lâu mà vẫn không thấy có dấu hiệu chuyển dạ thì các mẹ bầu nên tới bác sĩ chuyên khoa sản để khám xét tìm ra nguyên nhân của việc này.

2. Tránh chán nản, mệt mỏi:

Tâm trạng chán nản, mệt mỏi thật không tốt cho mẹ bầu và thai nhi một chút nào, có khi nó còn ảnh hưởng tới sự trào đời của các bé, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trước khi sinh nếu tinh thần hoặc thể chất ở vào trạng thái mệt mỏi thì cũng ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Do đó, hơn 10 ngày trước khi sinh bạn cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có thể dự trữ đủ lượng nước ối chờ ngày bé chào đời.

3. Tránh tình dục:
Những tháng cuối cùng của thai kì, đặc biệt những ngày gần ngày sinh nở là những ngày nhạy cảm với mẹ bầu, kể cả những vuốt ve hay kích thích núm vú cũng có thể khiến các mẹ bầu bị chuyển dạ sớm và có thể sinh non, những hoạt động tình dục vào lúc này cũng khiến ảnh hưởng tới thai nhi và dễ khiến chuyển dạ sinh non.

4. Không cẩn thận:
Không chỉ cần giữ gìn vào 3 tháng đầu, thậm chí đến cuối thai kỳ bạn vẫn có thể bị hư thai nếu không cẩn thận hoặc làm việc quá sức, đặc biệt là khi bạn lao động chân tay, điều này rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Một số ít bà bầu đã gần đến ngày dự kiến sinh vẫn còn rất thích đi đây đó mà không hiểu rằng sự căng thẳng và những va chạm giao thông có thể đe dọa đến cuộc sống của mẹ và bé. Bạn hãy tranh thủ đi chơi xa vào khoảng thời gian trong 3 tháng giữa thì tốt hơn.

5. Không quan tâm tới sức khỏe:
Có những bà bầu nghĩ rằng sắp tới ngày sinh nở nên không cần phải quá chú tâm tới việc ăn uống sinh hoạt, có khi ăn uống ít đi để giảm cân sau sinh con sẽ giữ được dáng đẹp như xưa, nhưng điều đó thật sai lầm. Nếu như bạn ăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, thậm chí cả khi sinh cũng trở nên khó khăn hơn. Vì thế bạn cần luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ.
Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét