Những cảm giác "độc" chỉ khi vượt cạn mới hiểu

Có những trải nghiệm bạn có thể hiểu được khi ở trong phòng hộ sinh... Mẹ nào mang thai đầu lòng thì nên cùng với suckhoemecon.com đọc để học hỏi kinh nghiệm nhé...

Vỡ nước ối

Cảm giác vỡ ối gần giống như việc tiểu không kiểm soát. Nước sẽ chảy từ từ thành từng dòng ra khỏi âm đạo và bạn sẽ phải dùng đến bỉm/ băng vệ sinh để thấm rồi thông báo cho bác sĩ ngay.

Nếu bạn không tự vỡ nước ối được, bác sĩ sẽ chọc túi nước ối cho bạn, bằng một dụng cụ dài, mảnh giống như móc câu, giúp kích thích việc sinh nở tiến triển nhanh hơn. Tuy không đau nhưng cảm giác cũng không dễ chịu cho lắm.

Không phải vỡ ối là đã sinh con ngay. Nước ối của bạn có thể chảy trong nhiều giờ hoặc cả ngày trước khi cơ chuyển dạ thật bắt đầu và tử cung bắt đầu mở ra, dọn đường chào đón em bé. Nếu sau 24h vỡ ối mà ca đẻ không có gì tiến triển thêm, bác sĩ có thể sẽ sử dụng đến các biện pháp kích đẻ cho bạn. 

Dùng gây tê ngoài màng cứng – sướng ngất ngây vì không hề đau.

Kể cả khi bác sĩ đặt trực tiếp mũi tiêm vào cột sống của bạn, bạn cũng không thấy đau đớn gì hết. Ống dẫn gây tê ngoài màng cứng đặt ở cột sống bạn luôn được truyền thuốc liên tục và cảm giác quằn quại vì những cơn co thắt tử cung sẽ tiêu tan chỉ sau vài phút được tiêm.

Bạn sẽ có cảm giác giống như đi “ị”.


Nghe hơi thô thiển nhưng nếu bạn có cảm giác này tức là đã đến lúc cần phải dồn hết hơi hết sức để...“rặn”. Đẩy một em bé nặng khoảng 3 kg từ trong dạ con của bạn dồn xuống phần dưới và chui ra ngoài quả không phải là công việc dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng gây tê ngoài màng cứng thì mọi chuyện khá đơn giản.

Rạch tầng sinh môn

Bác sĩ có thể sẽ phải dùng đến thuật rạch âm hộ, hay còn gọi là rạch tầng sinh môn. Đây là một thao tác rạch vùng da từ âm đạo hướng xuống dưới hậu môn - còn gọi là vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) để tạo đường rộng cho em bé chui ra. Phương pháp này chỉ dành cho những phụ sản không biết rặn đẻ hay em bé khó ra ngoài quá. Lúc khâu tầng sinh môn có sử dụng thuốc tê nên bạn không cảm thấy đau nhưng về nhà bạn sẽ đau khoảng 10-20 ngày.

Dùng giác hút để lôi đầu bé ra ngoà
i

Nếu bé khó ra ngoài quá, bác sĩ còn có thể phải dùng đến giác hút (vacuum) để kéo bé ra ngoài. Vì bác sĩ dùng một cái chén bám chặt lấy đầu em bé dưới áp lực chân không để kéo đầu ra ngoài nên thoạt tiên, có thể bạn sẽ thấy đầu con mình... hơi kì lạ và có hình chóp. Tình trạng này chỉ là tạm thời và vài ngày sau đầu bé sẽ trở lại bình thường.

Những vết khâu

Nếu bác sĩ không rạch tầng sinh môn của bạn thì tầng sinh môn của bạn cũng có thể tự rách. Trong khi bác sĩ khâu lại tầng sinh môn cho bạn, sẽ có cảm giác hơi rát và bị “giật”, “kéo” nhưng bạn sẽ không để ý lắm vì còn mải ngắm nhìn thiên thần đáng yêu mới chào đời của mình, nghe con khóc oe oe và trong lòng trào dâng xúc động. Trong vòng một tuần, các vết khâu ở âm đạo sẽ tự tiêu hủy vì chúng được làm từ loại chỉ đặc biệt.

Máu, máu và máu.

Sau sinh, đừng nhìn xuống sàn nhà trong phòng hộ sinh ngay vì rất có thể bạn sẽ bị choáng váng bởi cảnh tượng các nhân viên đang lúi húi lau dọn những vũng máu của... chính bạn. Bạn còn sẽ phải dùng bỉm hoặc băng vệ sinh cho bà mẹ sau sinh để đối phó với tình trạng ra máu sau sinh – còn gọi là sản dịch.

Bạn sẽ sớm quên hết những điều trên


Có thể chỉ sau 3 tháng, bạn sẽ không còn nhớ cụ thể những điều trên nữa. Tất cả chỉ còn là một giấc mơ quay cuồng với rất nhiều ánh sáng, những tiếng động viên cổ vũ, những nỗ lực cố gắng hết sức. Sự thực rõ ràng và hiển nhiên nhất bây giờ chính là đứa con bé bỏng yêu quý bạn đang ôm trên tay. “Vượt cạn” có thể làm bạn hoảng loạn và sợ hãi, nhưng tất cả đau đớn rồi sẽ qua, chỉ có yêu thương là ở lại mãi mãi.

Vì thế các mẹ bầu cứ bình tâm nhé! Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét