Cảm giác nóng nực
Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy nóng nực hơn bình thường. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố và sự tăng cung cấp máu cho da. Bạn cũng có thể bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Sẽ có ích cho bạn trong trường hợp này nếu:
– Mặc quần áo rộng, làm từ sợi tự nhiên vì đây là những chất thấm mồ hôi tốt và thoáng hơn sợi tổng hợp.
– Giữ cho căn phòng của bạn mát mẻ bằng cách sử dụng quạt điện, điều hòa, đón gió tự nhiên…
– Tắm rửa thường xuyên để giúp bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Chứng giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị phình to ra. Các tĩnh mạch ở chân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thai kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy bị giãn tĩnh mạch ở âm hộ (cửa âm đạo). Giãn tĩnh mạch thường trầm trọng hơn tam cá nguyệt thứ 3. Trong giai đoạn này, các tĩnh mạch bị sưng giãn và sậm màu, các tĩnh mạch mạng nhện bị vỡ, tổn thương sẽ xuất hiện trên chân, một số trường hợp có thể rất nghiêm trọng. Vấn đề về tĩnh mạch sẽ được cải thiện sau khi sinh.
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch tĩnh mạch, bạn nên:
– Cố gắng tránh việc phải đứng trong thời gian dài
– Không nên ngồi với hai chân bắt chéo
– Cố gắng không tăng cân quá nhiều vì như thế thường làm tăng huyết áp
– Ngồi với đôi chân của bạn được đưa lên cao nhất có thể, như vậy sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu của bạn.
– Dùng quần hỗ trợ, loại quần này cũng có thể giúp hỗ trợ cơ bắp chân của bạn
– Hãy cố gắng ngủ với đôi chân được đặt cao hơn so với phần còn lại của cơ thể bạn. Bạn có thể sử dụng những chiếc gối để kê chân lên cao.
– Thực hiện các bài tập phần chân và các bài tập trước sinh khác, chẳng hạn như đi bộ và bơi lội, các hoạt động này sẽ giúp sự tuần hoàn của bạn tốt hơn.
Hãy thử những bài tập chân sau đây:
+ Gập và duỗi chân của bạn lên xuống 30 lần
+ Xoay bàn chân của bạn tám lần theo một chiều nào đó rồi xoay tám lần theo chiều ngược lại. Lặp lại với chân kia.
Chuột rút khi mang thai
Chuột rút là một cơn đau nhói bất ngờ, thường ở cơ bắp chân hoặc bàn chân của bạn. Nó thường hay xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm. Không ai biết được cái gì gây ra hiện tượng đó và tại sao nó lại thường có thể xảy ra trong thai kỳ.
Tránh chuột rút
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ, đặc biệt là những chuyển động ở mắt cá chân và chân sẽ cải thiện lưu thông và có thể giúp ngăn ngừa chuột rút xảy ra.
Bạn hãy thử những bài tập chân sau đây:
– Gập và duỗi chân của bạn lên xuống 30 lần nhanh và mạnh
– Xoay bàn chân của bạn tám lần theo một chiều nào đó rồi xoay tám lần theo chiều ngược lại. Lặp lại với chân kia.
Làm thế nào để giảm cơn đau do chuột rút
Khi bị chuột rút, sẽ có ích cho bạn nếu bạn kéo mạnh ngón chân của mình về phía mắt cá hoặc chà sát mạnh vào vùng cơ bị đau. Bạn có thể tìm và vận dụng nhiều cách trị chuột rút, nhưng hãy nhớ luôn luôn tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau trong thai kỳ.
DÀNH RIÊNG CHO BẠN:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét