Chế độ dinh dưỡng bổ sung chất sắt cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng tốt cho bà bầu, bà bầu nên chọn các loại thức ăn nào tốt cho cơ thể và cho con yêu của mình. Hãy cùng đón đọc bài viết kinh nghiệm chọn dinh dưỡng bổ sung chất sắt cho các chị em đang mang thai nhé.
Phụ nữ mang thai thường bị thiếu sắt do lượng máu trong cơ thể tăng dần, có lúc lên trên mức bình thường đến hơn 50%, vì thế họ sẽ cần nhiều sắt hơn.

Khi bạn thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, thở dốc, xanh xao, choáng váng, hồi hộp, rụng tóc… thì đó là các dấu hiệu lâm sàng của đa số người bị mắc bệnh thiếu máu.

Nguyên nhân gây thiếu sắt ở phụ nữ mang thai chủ yếu do chế độ ăn uống không đủ, ăn các thực phẩm thiếu sắt hoặc mắc các bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thu được sắt, ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như người mẹ bị nhiễm giun, gây chảy máu âm thầm qua đường ruột cũng có nguy cơ thiếu sắt cao. Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng lên từ 18 – 27mg/ngày.

Sản phụ bị thiếu máu có thể ảnh hướng đến dự trữ sắt ở thai, làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Thiếu máu thiếu sắt thai kỳ có liên quan đến nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân. Nguy hiểm hơn, nó có thể gây nên tình trạng thai chết lưu hoặc chết sau sinh. Vậy bà bầu nên ăn gì?

Sau đây là một số loại thực phẩm giàu sắt cho phụ nữ mang thai:








Bí ngô
Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp người mẹ tránh được bệnh thiếu máu.
Nước cam
Nước cam là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tối đa. Chính vì vậy, sau khi bổ sung sắt, chị em hãy uống thêm một ly nước cam nhé.

Ngoài ra, chị em cũng cần bổ sung thêm vitamin C để quá trình hấp thụ sắt được tốt hơn. Bạn cũng cần tránh xa những loại thực phẩn có thể làm giảm sự hấp thu của sắt vào cơ thể như trà, cà phê. Canxi trong sữa cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.

Thịt bò, thịt nạc



Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

10 triệu chứng bà bầu cần lưu tâm


Mía
Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể phụ nữ mang thai. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Lòng đỏ trứng gà
Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu.

Nho
Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu đặc biệt là các bà bầu.

Chuối
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.

Các loại hạt
Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho bà bầu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Súp lơ xanh



Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét