Những xét nghiệm nào cần tiến hành trong thai kỳ?

Các xét nghiệm là rất cần thiết trong thời kỳ mang thai. Bạn đừng nên tỏ ra căng thẳng và lảng tránh những xét nghiệm đó bởi chúng sẽ giúp bạn chắc chắn rằng cả hai mẹ con đều khỏe mạnh và bé đang phát triển bình thường.

Xét nghiệm để chăm sóc bạn và con bạn

Điều quan trọng nhất cần nhớ là vào khoảng 9 trong 10 trường hợp mang thai và sinh đẻ là bình thường. Các xét nghiệm trong thời kỳ mang thai chỉ đơn giản là để giúp bảo đảm rằng mọi vấn đề sẽ được phát hiện càng sớm càng tốt, để con bạn và bạn được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Một vài xét nghiệm nghe có vẻ phức tạp nhưng những xét nghiệm đó đều là những xét nghiệm tiêu chuẩn thông thường:

Xét nghiệm chọc dò nước ối (Triple test)

Thường được thực hiện khoảng tuần từ 15 – 18 của thai kỳ, xét nghiệm chẩn đoán này xem xét liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác không. Bạn thường được đề nghị xét nghiệm này nếu bạn hơn 35 tuổi, đã sinh con với bất kỳ triệu chứng nào cụ thể, hoặc nếu bạn hoặc chồng bạn có tiền sử gia đình bất bình thường về gen.

Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của các xét nghiệm máu hoặc siêu âm vùng sáng sau gáy.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí bào thai, nhau thai và xác nhận ngày dự sinh. Sau đó, lớp da ở phía trên tử cung được làm sạch và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Một mẫu nước ối quanh bào thai được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi xét nghiệm. Vị trí của em bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong quá trình siêu âm.

Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này khó chịu hơn là đau đớn và cảm thấy tương tự như đau bụng hành kinh. Xét nghiệm kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

3 loại thảo mộc có thể gây sảy thai, dị tật thai


Bạn nên để mình thanh thản dễ chịu vài ngày sau xét nghiệm và đảm bảo rằng bạn được giúp đỡ trong việc trông coi những đứa con khác nếu bạn đã có con.

Việc chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (cho sự chẩn đoán về những bất bình thường có thể có đối với con bạn) nhiều hơn so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một vài rủi ro, với 1 trong 200 phụ nữ có biến chứng sau đó có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với chuyên gia hoặc bác sĩ của bạn.

Xét nghiệm chọc hút gai nhau (VCS)

Chọc hút gai nhau được thực hiện qua ngã âm đạo hoặc qua ngã bụng. Các chỉ định chủ yếu vẫn là khảo sát di truyền học . Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường. Xét nghiệm này kéo dài khoảng nửa giờ và hơi đau hơn một chút so với chọc dò nước ối. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm từ nhau thai để xét nghiệm.

Sau khi làm xét nghiệm, bạn cần nghỉ ngơi yên tĩnh trong vài ngày. Và giống như xét nghiệm chọc dò nước ối, xét nghiệm VCS cũng có rủi ro nhỏ về sẩy thai. Do vậy, bạn cần phải thảo luận mọi vấn đề hoặc quan ngại của bạn với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai mà có thể xảy ra với 2 đến 3 trong số 100 bà mẹ tương lai. Những người có nguy cơ nhất có thường là những người trên 35 tuổi, người béo phì và có thể đã bị vấn đề đó ở lần mang thai trước. Nó cũng phổ biến hơn ở các bà mẹ là người Ấn độ, Caribe da đen hoặc Trung Đông. Xét nghiệm máu đơn giản sẽ phát hiện liệu bạn có bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai không.

Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát bệnh tiểu đường này với một chế độ ăn kiêng lành mạnh và một chương trình tập thể dục. Thỉnh thoảng, việc tiêm Insulin là cần thiết.

Xét nghiệm máu theo định kỳ

Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm khá nhiều xét nghiệm máu. Bạn không có gì phải lo lắng, tất cả đều là xét nghiệm theo định kỳ. Những xét nghiệm đó sẽ kiểm tra những vấn đề sau:

- Lượng sắt trong máu: Nếu thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bạn nên bổ sung các lọai rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) vào khẩu phần ăn để tăng cường nguồn cung cấp sắt. Nếu sự thay đổi trong chế độ ăn vẫn không đủ, bạn có thể được chỉ định uống bổ sung viên sắt để tránh không bị thiếu máu do thiếu sắt. Vì lượng sắt trong máu của bạn thay đổi trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần thai thứ 28.

- Nhóm máu và yếu tố Rherus: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào sổ khám thai và xem xét liệu máu của bạn có Rherus dương (RH+) hay Rherus âm (RH-), vì cả hai loại máu này không tương thích với nhau. Nếu máu của bạn là RH- và bạn đang mang thai em bé có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sản sinh ra kháng thể chống lại các tế bào máu RH+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn ở giai đoạn sau của thai kỳ. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng cho con bạn.

- Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh Rubella khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không có khả năng miễn dịch, bạn sẽ biết rằng mình cần tránh tiếp xúc với những người đang bị sởi bởi vì nó có thể gây hại cho em bé của bạn.

- Các bệnh khác: Bạn cũng được xét nghiệm máu để kiểm tra có bị viêm gan siêu vi B và giang mai hay không vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho thai nhi. Bạn cũng sẽ được đề nghị xét nghiệm HIV/AIDS. Và bạn không có gì phải lo lắng vì kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật và mục đích làm xét nghiệm là để chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

- Bệnh Toxoplasma: Đây là một bệnh gây nên bởi một loại ký sinh trùng có trong phân mèo, chó hoặc thịt chưa nấu chín kỹ và có thể gây hại cho thai nhi. Xét nghiệm để phát hiện bạn có bị nhiễm Toxoplasma không phải là một xét nghiệm thường qui, nếu bạn nghi ngờ bạn có nguy cơ bị mắc bệnh này.hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Xét nghiệm nước tiểu

Bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu theo định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai để kiểm tra những vấn đề sau:

- Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác như phù hoặc cao huyết áp là biểu hiện của bệnh lý tiền sản giật. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn, hoặc bạn có thể tham khảo thêm về tiền sản giật.

- Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây cho bạn các vấn đề ở giai đoạn sau của thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng tiểu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Qua xét nghiệm nước tiểu và biểu hiện lâm sàng bác sĩ sẽ chẩn đóan bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không, nếu có thì bệnh lý này sẽ được bác sĩ điều trị cho bạn một cách dễ dàng.

- Có glu-cô trong nước tiểu có thể chứng tỏ bạn ăn nhiều thức ăn có lượng đường cao, hoặc đơn giản là bạn vừa ăn các thực phẩm có đường. Nếu bạn thường xuyên có glu-cô trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả bạn và thai nhi, tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh đường huyết bằng các chế độ dinh dưỡng , vận động thích hợp.
Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét