Những sai lầm ngớ ngẩn khiến trẻ biến ăn

Tôi biết, đối với những bà mẹ trẻ con biếng ăn, những bát cháo bát cơm, những bữa ăn của con dường như biến thành một “cuộc chiến”. Tôi cũng biết, rất nhiều chị em đã phải “kêu trời”, phải hò hét, phải tức giận, phải “ức phát khóc” khi bản thân đã chuẩn bị rất nhiều món ngon mà bé vẫn dứt khoát không ăn. Áp lực có con tăng cân, nuôi con khỏe mạnh khiến không ít các bà mẹ phải đau đầu.

Những sai lầm khiến trẻ biến ăn

Nhiều người tâm sự với tôi rằng, họ không ham con bụ, không cần con béo tốt mũm mĩm. Chỉ mong con khỏe mạnh, đừng thấp còi, đừng suy dinh dưỡng là được. Ấy vậy nhưng cái “ước muốn nhỏ nhoi” đấy đôi khi vẫn quá xa vời. Rất nhiều bà mẹ đổ lỗi cho trẻ khi lười ăn. Theo tôi, như vậy là không đúng. Trẻ lười ăn biếng ăn, phần lớn lại là do dính cha mẹ. Tôi xin kể ra đây những sai lầm “kinh điển” của các bà mẹ trong quá trình cho con ăn dặm


1. Cho trẻ ăn bột quá lâu
Lỗi phổ biến nhất dẫn đến việc biến ăn của trẻ là do mẹ Việt đã không cho con ăn đúng thời điểm thích hợp. Ngoài việc rất nhiều chị em háo hức cho con ăn dặm sớm, việc quấy bột quá lâu cũng là lý do khiến trẻ biến ăn.
Theo khuyến cáo thông thường trẻ 8,9 tháng đã bắt đầu bỏ bột và chuyển sang ăn cháo nhừ. Đây là thời điểm bé mọc răng và rất thích nhai nghiền. Nếu mẹ vì thấy quấy bột tiện quá mà ngại nấu cháo hoặc vì sợ con bị hóc mà không chuyển độ thô cho bé, lâu dần sẽ dẫn đến chứng chán ăn ở trẻ. Vì vậy, trừ trường hợp những bé sinh non hoặc chậm phát triển cần có thời gian riêng, mẹ nên chú ý cho con bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng, chuyển ăn cháo lúc 8 tháng và có thể ăn cơm nát khi tròn 1 tuổi.

2. Thích "đổi chác" hay treo thưởng cho miếng ăn của con
Lo con không đủ chất dinh dưỡng, rất nhiều bà mẹ đã nghĩ phải làm mọi cách để con chịu ăn rau mới thôi. Tôi thường nghe chị em nói những câu đại loại như "Con ăn ngoan rồi lát mẹ thưởng" hay “Con ăn hết bát cháo rồi lát mẹ cho ăn kẹo”. Thực ra, việc trao đổi như vậy sẽ không làm thay đổi khẩu vị của con mà thậm chí còn khiến con có suy nghĩ rằng kẹo còn có giá trị hơn cả bát cháo.

3. Không cho con ngồi ghế ăn đàng hoàng
“Ăn rong” luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều các bà mẹ Việt. Không ai muốn cho con ăn rong hay đi rong. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trẻ con vào giai đoạn biết bò và đang tập đi thường rất dễ xao lãng khi ngồi yên một chỗ, luôn hò hét đòi trèo ra khỏi ghế ăn. Vậy là, để con chịu ăn hết bát cháo, rất nhiều bà mẹ đã chọn cách cho con đi ăn rong hoặc xem tivi để thu hút sự chú ý của bé. Điều này có thể có tác dụng tốt ngay tại thời điểm ấy, tuy nhiên về lâu về dài, trẻ sẽ ngày càng hiếu động và cứ thế, quãng đường đi ăn rong sẽ kéo dài đến vô tận.
Do đó, để tránh trường hợp con lười ăn, mẹ cần tạo thói quen ngồi ghế ăn cao và đàng hoàng ngay từ đầu cho trẻ. Nếu bé bị phân tâm và cần có đồ chơi để ngồi yên, hãy cho bé nghịch ngay chính những thức ăn trẻ ăn. Ngoài bát cháo cho con, mẹ có thể chuẩn bị thêm vài miếng chuối, cà rốt hay súp lơ luộc mềm, cơm nát nắm… để con cầm chơi và nếu bé cho vào miệng thì lại càng…tuyệt vời. Như vậy, giải pháp này giúp mẹ cùng lúc hoàn thành 3 mục đích: Cho con ăn hết bát cháo, để bé tập nhai thô và giúp con tìm hiểu kết cầu, hình dạng của chính các loại thức ăn bé ăn.
Trẻ biến ăn
4. Ăn vặt vãnh từng bữa nhỏ liên tục
Nhiều chị em chọn cách cứ 2,3 tiếng lại cho bé ăn một lần. Ngày 3 lần cháo và 4,5 lần sữa. Tuy nhiên với trẻ biếng ăn, mỗi bữa ăn thường kéo dài từ 30-45 phút mới xong. Có thể lúc 12h trưa bé mới ăn được lưng bát cháo mà đã mất tới 40 phút. Ngay sau đó đến 14h, mẹ lại cho bé uống thêm chút sữa. Bé chỉ uống được 50ml nhưng 16h thì đã tới giờ ăn chiều. Lại một hộp sữa chua trộn hoa quả đang chờ con. Cứ thế, trẻ biếng ăn đã ăn ít, nhưng lại ăn vặt và kéo dài khiến dạ dày con lúc nào cũng ở trong tình trạng “lơ lửng”. Bé sẽ không bao giờ có cảm giác đói, từ đó cũng hiếm khi thấy ăn uống là ngon miệng.

5. Ăn một mẹ một con
“Chiến lược” đóng cửa phòng và cho bé ăn một mẹ một con ban đầu khi trẻ chưa biết gì có thể phát huy tác dụng. Tuy nhiên sau này, khi bé đã bắt đầu biết nhận thức, biết đi (khoảng từ 12 tháng) nếu mẹ vẫn duy trì thói quen này, thì lại vô cùng tai hại. Trẻ “bị” mẹ bắt ăn một mình trước bữa ăn của cả nhà sẽ cảm thấy buồn chán và không hề có hứng thú ăn uống. Hãy để bé được ngồi cùng bàn và ăn chung với cả gia đình. Mặc dù điều này có thể khiến mẹ khá vất vả lúc ban đầu và việc ăn uống của mẹ cũng sẽ bị dở dang. Tuy nhiên, nó mang đến những lợi ích không ngờ. Trẻ con thích bắt chước. Nếu chúng được nhìn thấy bố gắp miếng rau ăn hay nhìn thấy mẹ xúc cơm ăn ngon lành, chúng cũng sẽ có hứng thú ăn uống.

Ngược lại vấn đề đi ăn rong, vì sao các bà các mẹ ngày xưa hay cho trẻ ra sân tập thể ăn cơm. Đấy là vì ở đó có các bạn cũng đang cùng ăn. Trẻ con thích chơi chung và nếu được ăn chung thì lại còn tuyệt vời hơn nữa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng tôi đang khuyên chị em cho con ăn ăn rong. Tôi khuyên chị em có con biếng ăn hay cho bé đi gửi trẻ sớm nếu thấy con đã đạt độ tuổi thích hợp. Trẻ được ăn ở lớp cùng bạn bè sẽ nhanh chóng bỏ được tật biếng ăn.
Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 nhận xét: