7 sai lầm mẹ nên tránh khi chuẩn bị cho bé ăn bột

Bé bắt đầu vào giai đoạn 5-6 tháng, mẹ chuẩn bị cho bé ăn bột. Cũng chính vì thế mẹ hãy lưu tâm những điều “lỗi” dưới đây để tránh không làm ảnh hưởng sức khỏe của bé mẹ nhé.

1. Chỉ dùng nước xương là đủ

Mẹ cho rằng nước hầm xương có rất nhiều chất bổ, giúp bé dễ tiêu hóa và xương chắc khỏe. Kỳ thực, điều này không đúng.

Nước hầm xương chỉ tạo cảm giác ngon miệng, có vị ngọt tự nhiên nhưng chúng cung cấp rất ít chất đạm và canxi, không đủ cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho bé.

Giải pháp đúng mà mẹ nên áp dụng là lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, các loại rau thịt, tôm cá… băm nhỏ và nấu chín. Nên kết hợp thịt cá xay lẫn với rau củ để bé ăn cả cái và nước, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp bé chống táo bón.


2. Nêm gia vị vì sợ nhạt

Điều này hoàn toàn sai mẹ nhé. Không cần thêm mắm muối vào trong bột của bé. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối, với trẻ dưới 1 tuổi là hoàn toàn không. Do vậy, bạn không cần lo con nhạt mà nêm nếm gia vị nhé.

3. Cho bé ăn pa-tê

Bạn sẽ thấy pa-tê thật mềm, thật mịn, đoán là nó sẽ rất dễ nhai nuốt và dễ hấp thu nên vội cho chúng vào món bột ăn dặm của con?

Sai đấy. Không nên cho bé ở tuổi tập ăn dặm ăn pa-tê vì có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria cao từ pa-tê. Loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – một dạng ngộ độc thực phẩm.

4. Cá nào bé ăn cũng tốt

Mẹ nghe nói cá rất tốt cho con nên vội nghiền thật mịn nhiều loại cá khác nhau vào chén bột cho bé. Thực tế là không phải cá nào bé cũng ăn được đâu mẹ nhé.

Cá cho trẻ con nên ưu tiên thịt cá trắng, hạn chế cá từ biển sâu vì có hàm lượng thủy ngân cao. Mẹ nên cho bé ăn cá hồi vì chứa acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ. Tuy nhiên cũng ở mức vừa phải thôi mẹ nhé.

5. Cho bé ăn sớm thủy hải sản có vỏ

Đây cũng là một sai lầm thường gặp của mẹ, khi nghĩ các loại ngao, ốc, trai, sò… sẽ giúp con cứng cáp hơn. Kỳ thực, đây là những món chỉ khi bé trên 1 tuổi mới ăn được, vì vậy trong các món bột ăn dặm của con không nên xuất hiện chúng. Nguyên nhân là vì chúng rất dễ bị nhiễm độc, nhiễm bẩn từ nguồn nước, dễ gây dị ứng và hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa thể hấp thu.

Ngay cả khi con lên 1 tuổi mẹ vẫn phải hết sức cẩn trọng với những món này. Nên cho con ăn thử từng ít một để kiểm tra có bị dị ứng không nhé.

6. Cho bơ đậu phộng vào món bột

Bơ đậu phộng chỉ được dùng cho trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên nếu không rất dễ gây dị ứng. Nó là món bạn không thể đưa vào thực đơn chế biến bột ăn dặm, đặc biệt trong trường hợp gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng.


Bơ đậu phộng chỉ được dùng cho trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên nếu không rất dễ gây dị ứng. Ảnh minh họa: Internet

7. Cho bé ăn thịt bò sớm

Do thịt bò nhiều protein nên mẹ chỉ cho bé ăn thịt bò khi bé được trên 8 tháng tuổi. Với thịt heo, có thể cho bé ăn khi bé khoảng 6 tháng tuổi.

Lúc đầu, mẹ nên cho bé ăn khoảng nửa muỗng cà phê thịt bò băm nhuyễn. Sau đó, có thể tăng lên 1-2 muỗng hoặc nhiều hơn tùy độ tuổi của bé.

Mẹ nên chọn cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó cho thịt bò hấp chín vào máy xay hoặc băm nhuyễn. Sau cùng mẹ nấu thịt bò với bột của bé theo cách thông thường nhé. Edit

DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét